Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Nguyên lý tác động của VIETMASSAGE


Cây lăn đôi, dụng cụ thường dùng trong Vietmassage

Đông y có câu “THỐNG TẮC BẤT THÔNG, THÔNG TẮC BẤT THỐNG”, có nghĩa là: Đau (bệnh) tức là có sự không lưu thông (về khí huyết), khí huyết lưu thông thì không đau (bệnh).
Các dụng cụ của môn VIETMASSAGE như CÂY LĂN các loại, CÂY CÀO, BÚA GÕ, QUE DÒ HUYỆT được GSTSKH Bùi Quốc Châu sáng chế lần lượt từ năm 1983 đến nay đều dựa trên cơ sở này để tác động vào các vùng và huyệt trên mặt và cơ thể, làm cho khí huyết lưu thông do đó tự nhiên phòng và chữa được bệnh, làm cho cơ thể khỏe mạnh.
Đó là nguyên tắc chung. Tuy nhiên để phát huy được tác dụng của các dụng cụ trong việc bảo vệ sức khỏe, ta phải biết tác động theo một trong các cách sau đây (hoặc phối hợp các cách với nhau tùy trường hợp):
1.   TÁC ĐỘNG TẠI CHỖ (Theo nguyên tắc Cục bộ):
Đau nhức ở đâu, dùng con lăn hay cây cào tác động tại chỗ bị bệnh (Ví dụ: đau lưng dùng con lăn lăn tại chỗ đau ở lưng). Ngay cả trường hợp không phải là đau nhức như da dẻ sần sùi không được đẹp đẽ, trơn láng ta vẫn có thể dùng con lăn để lăn tại chỗ. Một thời gian sau de dẻ sẽ được cải thiện, trở nên tươi đẹp hơn. Hoặc trường hợp nổi nhiều gân xanh (tĩnh mạch) ở tay, bắp chân, ta vẫn có thể dùng con lăn, lăn nhiều ngày ở tại chỗ để sau đó 1 – 2 tháng sẽ thấy gân xanh không còn lộ rõ như trước nữa. Trường hợp khác như rụng tóc, ta có thể dùng cây cào, cào đầu mỗi ngày để làm cho tóc bớt rụng; nhức đầu, mất ngủ cũng thế, có thể dùng cào để cào đầu, cây cào cũng có tác dụng mọc tóc nếu làm nhiều lần trong ngày, v.v…
Nói tóm lại trong rất nhiều trường hợp bệnh khác nhau, ta có thể áp dụng nguyên tắc tác động tại chỗ để điều trị.
2.   TÁC ĐỘNG GẦN NƠI ĐANG ĐAU NHỨC (BỆNH) (Theo luật Lân cận):
Vì một lý do nào đó không thể tác động tại chỗ đang đau, đang có bệnh bắt buộc ta phải tác động ở xung quanh gần chỗ đau. Tuy là không tác động trực tiếp chỗ đau nhưng nó vẫn có ảnh hưởng và làm cho giảm bệnh. Ví dụ: tác động xung quanh mụt nhọt làm cho mụt nhọt bớt sưng đau; tác động xung quanh tai đang bị đau nhức, làm cho bớt đau.
3.   TÁC ĐỘNG NƠI ĐỐI XỨNG VỚI BỘ PHẬN HAY CHỖ BỊ ĐAU (Theo luật Đối xứng):
Vì hai bên cơ thể đều có liên quan với nhau chặt chẽ nên tác động ở nơi đối xứng với bộ phận hay vị trí đang đau sẽ đạt kết quả nhanh chóng. Ví dụ: đau bắp chân bên phải, lăn bắp chân bên trái ở vị trí đối xứng với nơi đang đau.
4.   TÁC ĐỘNG THEO NGUYÊN TẮC TRƯỚC SAU LÀ MỘT:
Vì các bộ phận của cơ thể ở vị trí đối nhau (trước và sau cơ thể) có liên quan mật thiết nên có ảnh hưởng lẫn nhau. Cho nên tác động nơi này sẽ có ảnh hưởng nơi bộ phận đối bên. Ví dụ: bướu cổ hơ sau gáy; đau lưng lăn bụng và ngược lại sẽ có kết quả đáng ngạc nhiên.
5.   TÁC ĐỘNG THEO NGUYÊN TẮC GIAO THOA (CHÉO):
Có nghĩa là tác động chéo. Ví dụ: đau cánh tay trái thì tác động ở chân mặt (chéo bên), mỏi chân trái thì lăn cánh tay mặt.
6.   TÁC ĐỘNG THEO NGUYÊN TẮC TRÊN DƯỚI CÙNG BÊN:
Cụ thể là dùng con lăn, cây cào hoặc que dò ấn, day huyệt hay gạch (vạch) từng đường dài trên da của vùng đau tương ứng trên chân để trị cánh tay đang đau nhức cùng bên. Ví dụ: đau cổ tay mặt ta sẽ dùng con lăn, lăn cổ chân bên mặt. Hoặc dùng que dò, gạch trên da quanh cổ chân mặt, một lát sau sẽ cảm thấy cổ tay mặt bớt đau…
 7.   TÁC ĐỘNG THEO LUẬT ĐỒNG ỨNG (những bộ phận có hình dạng giống nhau hay tương tự nhau đều có mối quan hệ mật thiết với nhau):
Tìm những bộ phận nào có hình dáng tương tự nhau, rồi tác động bằng một trong những dụng cụ của VIETMASSAGE như con lăn (các loại), cây cào, que dò huyệt, búa gõ cao su. Ví dụ: đau đầu dùng con lăn nhỏ lăn mu trên bàn tay (đang năm lại) hoặc đầu gối. Vì đầu gối và nắm tay có hình dạng tương tự cái đầu. Đau nhức xương sống, dùng con lăn lăn xương ống quyển vì xương ống quyển có hình dạng tương tự cột sống. Đau họng có thể dùng que dò huyệt ấn vào điểm đau dưới khớp ngón chân cái cho đến lúc hết đau, vì ngón chân có hình dạng tương tự cái đầu, từ đó suy ra phần dưới ngón chân cái tương ứng với cổ họng. Đau đỉnh đầu hơ hay ấn đầu ngón tay (ngón nào cũng được nhưng thường là ngón giữa) vì ngón tay giống hình thân thể con người nên đầu ngón tay tương ứng nửa đầu, suy ra hai bên cạnh đầu ngón tay tương ứng nửa đầu, lằn chỉ thứ nhất của đốt thứ nhất tương ứng cổ, đốt thứ hai của ngón tay (mặt trên) tương ứng lưng, mặt dưới tương ứng ngực, bụng… Từ đó suy ra đau thắt lưng cột sống, điểm thận,điểm tim, hai chân, hai tay… Tất cả đều theo luật đồng ứng chứ không phải theo hệ kinh lạc của châm cứu hay hệ thần kinh của Tây Y.
8.   TÁC ĐỘNG THEO LUẬT PHẢN CHIẾU:
Tác động (lăn, cào) theo các đồ hình phản chiếu (tức là tương ứng với cơ thể đã được hệ thống hóa) trên mặt hay ở các bộ phận khác trong cơ thể như da đầu, lưng, ngực, bụng, bàn tay, bàn chân. Ví dụ: đau lưng dùng que dò gạch (vạch) ở mang tai hay ở sống mũi vì hai nơi này phản chiếu lưng. Chú ý: muốn biết những vùng tương ứng ở da mặt, đầu, loa tai, bàn tay, bàn chân, lưng, ngực, bụng - xin xem sách Tuyển tập đồ hình DC-ĐKLP và Xoa bóp VN của GSTSKH Bùi Quốc Châu do NXB Long An ấn hành năm 1992.
Lưu ý: muốn cho mau khỏi bệnh thì nên tác động nhiều lần lên chỗ đau theo các nguyên tắc trên bằng các dụng cụ như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò. Nói khác đi hễ rảnh là làm, nhưng mỗi lần chỉ nên tác động tại một nơi khoảng vài phút để không bị trầy da và nên tác động mỗi chỗ 3 lần, cách khoảng (mỗi lần vài phút) sẽ có kết quả tốt hơn là tác động liên tục. Làm nhiều lần trong ngày sẽ đạt kết quả mau chóng và chắc chắn hơn.

(Theo Cẩm Nang 1 & Tuyển tập đồ hình DC-ĐKLP và Xoa bóp VN)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét